Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Thông tin diễn viên hài Hồng Vân


Tên sinh
Sinh
Nghề nghiệp
Hôn nhân
Lê Tuấn Anh

Hồng Vân 
tên đầy đủ là Ngô Đặng Hồng Vân, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1966.Quê ở Xã Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc NinhHồng Vân không chỉ là một nghệ sĩ kịch được nhiều người biết đến vớinhững vai diễn để đời, chị còn là bà Bầu của sân khấu kịch nổi tiếng, ăn khách nhất TP.HCM hiện nay - Sân khấu kịch Phú Nhuận. Năm 2012 được công nhận là nghệ sĩ nhân dân.
Nguồn: wikipedia.org

Thông tin diễn viên hài Công Lý


Nghệ sĩ ưu tú 
Công Lý (sinh Ngày 16 tháng 10 năm 1973) là một Diễn viên, danh hài người Việt Nam nổi tiếng với các vai hài trong chương trình Gặp nhau cuối tuần và đặc biệt là vai diễn Bắc Đẩu trong Gặp nhau cuối năm. Ngoài ra Công Lý còn được biết đến qua các vai diễn: Khoái trong bộ phim truyền hình nhiều tập Gió làng Kình, vai Hòa trong vở kịch "Điện thoại di động" (giành Huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc 2009). Hiện anh đang là diễn viên của Nhà hát kịch Hà Nội.

Nguồn: wikipedia.org

Thông tin diễn viên hài Vân Sơn



Vân Sơn (sinh ngày 5 tháng 1 năm 1961) là một nghệ sĩ hài nổi tiếng người Việt hải ngoại. Ông là người sáng lập và là giám đốc của công ty giải trí được đặt theo tên của chính mình là Trung tâm Vân Sơn (Vân Sơn Entertainment).
Thân thế và sự nghiệp
Ông tên thật là Dương Thanh Sơn, sinh ngày 5 tháng 10 năm 1961 tại Sài Gòn, trong một gia đình rất có duyên với các bộ môn Nghệ thuật Sân khấu và Điện ảnh Việt Nam
Cuối năm 1988, ông vượt biên khỏi Việt Nam bằng đường biển. Sau 9 ngày lênh đênh trên biển cả, ông tị nạn ở Malaysia, sau đó là Philippines, mãi đến tháng 4 năm 1990 mới đến được Mỹ.
Thời gian đầu trong vào làng văn nghệ hải ngoại, ông được biết với vai trò hoạt náo viên trong các chương trình tiệc cưới, hội họp, phòng trà ca nhạc vào dịp cuối tuần. Năm 1991, ông kết hợp với Bảo Liêm, trở thành đôi danh hài ăn khách nhất trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang California (Mỹ).
Năm 1994, ông thành lập Trung tâm Vân Sơn, vừa biểu diễn vừa đào tạo nhiều ca sĩ, danh hài nổi tiếng trong giới văn nghệ Việt Nam ở hải ngoại.
Nguồn: wikipedia.org

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Thông tin diễn viên hài Bảo Quốc


Nghệ sĩ Bảo Quốc tên thật là Lư Bảo Quốc, sinh ngày 11 tháng 9 năm 1949 tại xã Thái Hiệp Thạnh, Tây Ninh (Nay thuộc phường 1, thị xã Tây Ninh), ông là một trong những diễn viên gạo cội của hài kịch Việt Nam. Tuy khởi đầu sự nghiệp là một nghệ sĩ cải lương nhưng Bảo Quốc đã nhanh chóng thể hiện được tố chất diễn hài đặc biệt của mình.

Là con thứ 6 trong một gia đình có 10 người con, cha là Lư Hòa Nghĩa, tức Năm Nghĩa, một nghệ sĩ cải lương có tiếng tại miền Nam thời bấy giờ, mẹ là bà Nguyễn Thị Thơ, thường được gọi với cái tên "bầu Thơ", chủ đoàn cải lương Thanh Minh, 1 trong 5 đoàn hát nổi tiếng nhất Sài Gòn thời kỳ những năm ...Bảo Quốc còn một người chị cùng mẹ khác cha là nghệ sĩ cải lương vang bóng một thời - nghệ sĩ Thanh Nga.
Một số vở diễn tiêu biểu của ông như: vai Chương Hầu trong vở "Tiếng trống Mê Linh", vai chính của vở hài kịch "Con ma nhà họ Hứa", vai Bùi Kiệmtrong vở "Kiều Nguyệt Nga", vai Hai xiên trong vở "Bàn thờ Tổ một cô đào", vai Y xì ke trong "Bóng tối và ánh sáng"... Ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1991.
Nguồn: wikipedia.org

Thông tin diễn viên hài Kiều Oanh




Kiều Oanh 
là diễn viên hài với diễn xuất đặc trưng Nam Bộ qua các tiểu phẩm hóm hỉnh và nhiều ý nghĩa. Từ nhỏ cô đã được đào tạo để trở thành diễn viên cải lương nhưng cô lại gắn bó với kịch nói, cô từng tham gia các vở trên sân khấu kịch Sài Gòn như: Lặng lẽ khóc cười, Em lấy chồng xứ lạ, Vàng ơi là vàng, Bến đục bến trong..., ngoài ra cô cũng từng tham gia trong các bộ phim như Đất rừng phương Nam , Những nẻo đường phù sa , Giã từ dĩ vãng , Ông thần nước ...

Hoạt động nghệ thuật
Kiều Oanh có quê quán ở huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Năm 2003, Kiều Oanh sang Mỹ hoạt động nghệ thuật và xuất hiện trên sân khấu trung tâm Thúy Nga. Mãi đến Tháng 4 năm 2006, cô có chuyến trở về quê nhà tại Việt Nam và thực hiện liveshow để tri ân khán giả trong nước. Năm 2007, Kiều Oanh kết hôn với nghệ sĩ Lê Huỳnh và định cư tại Mỹ.
Nguồn: wikipedia.org

Thông tin diễn viên hài Phạm Bằng




Phạm Bằng (sinh 1932) là một nghệ sỹ sân khấu, hài kịch và truyền hình Việt Nam. Ông là Nghệ sỹ Ưu tú, nổi tiếng vì là diễn viên kịch, gần đây là diễn viên hài trong chương trình Gặp nhau cuối tuần của VTV3.
Sự nghiệp
Phạm Bằng là người Hà Nội gốc. Bố ông mất sớm để lại người vợ góa 24 tuổi cùng 3 người con. Mẹ ông ở vậy nuôi chị em ông khôn lớn. Mẹ ông không muốn ông theo nghề kịch. Khi biết ông lựa chọn nghề diễn viên cho con đường sống và mưu sinh của mình, mẹ ông dứt khoát không đồng ý ,Phạm Bằng chưa bao giờ thấy mẹ vui, không bao giờ bà khen ngợi và đừng bao giờ mong bà đến rạp để xem con biểu diễn.
Năm 1955, Phạm Bằng trở thành sinh viên trường Cao đẳng Giao thông Công chính. Trong quá trình học ở trường, theo lời lôi kéo, rủ rê của bạn bè, ông cũng tham gia đóng vài vở kịch. Năm 1956, đang học năm thứ hai trường Cao đẳng Giao thông công chính, Phạm Bằng phải nghỉ học. Ông rời trường trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: gia đình của ông thuộc diện tư sản cần cải tạo.
Năm 1959, Phạm Bằng tham gia đoàn kịch nghiệp dư của nhà thơ Hoàng Cầm, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Đoàn kịch định dựng vở “Vũ Như Tô” nhưng không thành. Cũng trong năm đó, Nhà nước tuyển sinh cho đoàn văn công Hà Nội, đồng thời, mở trường Đại học Sân khấu khóa I. Phạm Bằng được tuyển cả hai nơi. Khác với một số người bạn của mình trở thành sinh viên trường Sân khấu, Phạm Bằng lựa chọn con đường vào đoàn văn công Hà Nội, bởi theo ông: “Vào văn công vừa được học, vừa được diễn, lại vừa có thêm tiền phụ giúp gia đình trong khi vào trường Sân khấu phải trả tiền học phí. Tôi không còn lựa chọn nào khác hơn. Thời kì ấy, gia đình tôi quá nghèo khó, mặt khác tôi lấy vợ trong khi chưa có việc làm”. Tháng 12 năm 1959, Phạm Bằng tham gia vào Đoàn văn công Hà Nội. Đó là một đoàn tổng hợp các loại hình, từ ca nhạc, múa, kịch nói, cải lương đến chèo, xiếc.
Năm 1964, đoàn kịch Hà Nội cùng các đoàn cải lương, đoàn chèo… được tách ra và bắt đầu đời sống riêng của mình. Tại đoàn kịch Hà Nội, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi mời Phạm Bằng tham gia các vở diễn. Ông bắt đầu nổi tiếng với các vai phản diện. Sau đó, đạo diễn Trần Hoạt bắt đầu làm một vài tác phẩm kịch hài. Hài đưa vào cuộc sống một cách bình dị nhưng không kém phần sâu sắc. Phạm Bằng cũng tham gia một vài tiết mục. Lời của đạo diễn Nguyễn Đình Nghi về nghề diễn hài làm Phạm Bằng thấy rất đúng để rồi trở thành tâm niệm: “Những người đóng vai bi thì đóng vai hài rất giỏi”.
Cuối năm 1974, đầu 1975, Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương. Giáo sư Đình Quang là người phát hiện ra khả năng đóng vai hài của ông, còn thầy Trần Hoạt thì nói: “Tương lai cậu đóng vai hài giỏi. Khiếu hài là khiếu trời cho, không thể mở lớp diễn viên hài, nhưng các diễn viên hài phải có trình độ văn hóa cao, sâu và tư duy vững”. Phạm Bằng tâm sự: “Chỉ đọc mỗi phần diễn của mình thì làm sao nắm bắt được các mối liên hệ nhân vật trong vở kịch được. Riêng tôi từ trước đến nay luôn phải đọc trọn kịch bản, rồi mới yên tâm diễn”. Hơn chục năm từ khi vào nghề, cuộc sống của Phạm Bằng rất vất vả.
Sau khi “đứng vững” trên sân khấu, Phạm Bằng truyền nghề diễn chính kịch bằng việc dạy dỗ một số anh em cùng đoàn.
Chương trình Gặp nhau cuối tuần là nơi thực sự đưa nghệ sĩ Phạm Bằng đến với công chúng một cách sâu rộng. Từ năm 2006 đến 2010, nghệ sĩ Phạm Bằng đi diễn liên tục.
Ông còn được người hâm mộ nhớ đến bởi quán bánh trôi tàu ở 30 Hàng Giầy, Hà Nội.
Gia đình
Vợ ông Phạm Bằng mất năm 2007. Ông có bốn người con. Hai con trưởng thành thì đã đi xa mỗi người một phương, còn hai người con một trai một gái đang ở cùng ông.
Câu nói
 “Tuy nhiên, bản thân tôi lại không bao giờ nghĩ mình sẽ làm nghề này trong khi ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả là do ngoại cảnh tác động”.
"'Tôi thường trở về nhà với nỗi cô đơn"
"Với tôi tất cả những gì thuộc về "ngày xưa" đều đẹp đến khắc khoải. Nếu được chọn tôi muốn được sống như ngày xưa, phố phường đẹp, con người đẹp, làm gì cũng hết mình. Và "ngày xưa" của tôi còn là một gia đình với đầy đủ thành viên."
Nguồn: wikipedia.org

Thông tin diễn viên hài Tấn Beo


Danh hài Tấn Beo (tên thật là Lê Tấn Danh, sinh năm 1970 tại Sài Gòn, Việt Nam) được biết đến với vai trò là một diễn viên hài, diễn viên kịch và diễn viên điện ảnh. Khởi đầu sự nghiệp với sân khấu cải lương  tuồng cổ từ khi còn khá nhỏ (11 tuổi), nhưng Tấn Beo lại sớm bộc lộ năng khiếu diễn hài của mình. Năm 1990, anh chính thức chọn hài kịch làm bộ môn nghệ thuật chính và lần lượt tham gia một số nhóm hài như: "Mỹ Chi", nhóm hài "Kim Ngọc",... Tấn Beo để lại ấn tượng với khán giả bằng nhiều vở diễn như: Vì sao lên chùa, Tình Lương Sơn Bá, Rồng Vàng, Mơ làm ca sĩ, Năm nổ về làng,...
Tấn Beo từng đoạt khá nhiều giải thưởng như: "Diễn viên hài xuất sắc nhất Gala cười 2003", "Danh hài yêu thích nhất 2004", "Mai vàng 2003"... Hiện tại, anh đang cùng người em ruột của mình - nghệ sĩ Tấn Bo là hai thành viên của nhóm hài "Tấn Beo-Tấn Bo". Năm 2009, nhóm đã phát hànhalbum hài kịch ca nhạc đầu tiên mang tên Tình Lương Sơn Bá.
Tiểu sử
Tấn Beo sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật. Cha anh là nghệ sĩ vọng cổ Tấn Tài, người nổi tiếng một thời với biệt danh "hoàng đế đĩa nhựa". Mẹ là nghệ sĩ Như Ngọc, chuyên đóng vai đào lẳng nổi tiếng trên sân khấu trong thập niên 60. Gia đình của Tấn Beo còn là bầu gánh hát Tân Thủ Đô nên ngay từ khi lên 9, anh được cha cho theo gánh hát và có cơ hội làm quen với bộ môn nghệ thuật cải lương. Năm 1977, đoàn hát của gia đình anh được giao lại cho Sở Văn hóa thành phố quản lý. Tấn Beo theo cha mẹ tới đoàn cải lương Bến Tre, sau đó là đoàn Sông Hậu. Năm 1981, khi mới 11 tuổi,Tấn Beo được giao cho vai diễn đầu tiên trong đời, vai Tấn Lực trong vở tuồng Phạm Công Cúc Hoa. Nhân vật của anh là một cậu bé bất hạnh luôn bị bà mẹ ghẻ đánh đập, hành hạ nhưng lại thường được linh hồn của người mẹ Cúc Hoa hiện về chăm sóc. Tuy được giao cho đóng vai bi kịch, vai kép mùi nhưng Tấn Beo lại bị đánh giá là chỉ thích hợp với những vai hài, vai diễu trên sân khấu. Khi cha mẹ rời đoàn Sông Hậu, anh ở lại đoàn và theo học nghề diễn của nghệ sĩ hài Thanh Việt. Một thời gian sau Tấn Beo chuyển sang đoàn Văn công An Giang rồi sau đó là đoàn Kim Thanh biểu diễn và trở thành diễn viên hài chính của cả hai đoàn này. Với đoàn Kim Thanh, Tấn Beo được coi như là một cái tên để bán vé của đoàn trong suốt các chuyến lưu diễn ở miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 1992, sau hơn 10 năm đi diễn cùng các đoàn hát tại đồng bằng sông Cửu Long, Tấn Beo trở về biểu diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Anh gia nhập và trở thành diễn viên hài chính của đoàn Văn công Thành phố Hồ Chí Minh, cùng trong đoàn là những diễn viên đang rất được ái mộ như Diệp Lang, Minh Vương, Lệ Thủy, Hoài Thanh. Thời gian này anh để lại ấn tượng với khán giả bằng vai "Siêng" trong vở tuồng Bàn thờ tổ, vở Truyền thuyết tình yêu, Một chuyện tình buồn cùng một số vở thuộc thể loại tuồng cổ, tuồng Tàu. Tuy nhiên, một thời gian sau đoàn hát này không còn tiếp tục hoạt động.
Năm 1996, cải lương không còn ở thời kỳ đỉnh cao, Tấn Beo và Tấn Bo cùng nữ diễn viên hài Mỹ Chi đã thành lập một nhóm hài mang tên "Mỹ Chi", với những tiểu phẩm thành công như Cái bang thời đại, Mơ làm ca sĩ,... nhóm được khá nhiều khán giả cả trong và ngoài nước yêu thích và được mệnh danh là "Tam kiếm hợp bích". Sau nhóm "Mỹ Chi", Tấn Beo còn gia nhập nhóm hài Kim Ngọc và Sân khấu Kịch Sài Gòn. Năm 1998, Tấn Beo cùng người em ruột Tấn Bo lập thành một nhóm hài riêng mang tên "Tấn Beo - Tấn Bo".
Năm 2003, chương trình Gala cười do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện lần đầu tiên được ra mắt công chúng. Trong những số đầu tiên được thực hiện tại khu vực phía Nam, Tấn Beo và Tấn Bo đã góp mặt bằng tiểu phẩm hài Vì sao lên chùa. Vở diễn nói về một người thanh niên tên Tèo (Tấn Beo thủ vai) vì mê cờ bạc mà phải lên chùa bán nhang để kiếm sống đồng thời cũng là để tránh mặt người thân. Tuy nhiên, nhờ người bạn thân (Tấn Bo) khuyên giải, người kia cũng nhận ra được giá trị của gia đình và bạn bè và cuối cùng chấp nhận làm lại từ đầu. Trong lễ trao giải Gala cười 2003, Tấn Beo đã đoạt "Giải diễn viên, nhóm hài xuất sắc nhất" với tiểu phầm Vì sao lên chùa. Sau đó, cũng với vở diễn này, Tấn Beo đã giành giải "Nam diễn viên hài xuất sắc nhất" trong lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 9.
Năm 2004, trong cuộc thi Nụ cười vàng, nhóm hài Tấn Beo - Tấn Bo đã đoạt danh hiệu là một trong 10 nhóm hài được yêu thích nhất. Đây là cuộc thi do Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Sân khấu và Báo Sân khấu TP.HCM tổ chức để tìm những gương mặt hài và nhóm hài thành công nhất. Tham dự cuộc thi còn có các diễn viên hài tên tuổi như Hồng Vân, Hoài Linh, Bảo Chung,... Ngày 1 tháng 1 2009, nhóm hài Tấn Beo - Tấn Bo cho ra mắt album hài kịch ca nhạc đầu tiên sau nhiều năm biểu diễn, album được chia làm hai phần bao gồm các tiểu phẩm ăn khách của nhóm và một số bài hát do Tấn Beo trình bày.
Ngoài lĩnh vực sân khấu, Tấn Beo còn tham gia vào một số bộ phim điện ảnh lẫn truyền hình như vai Tấn trong phim Khi đàn ông có bầu, vai Đông Tà trong phim Võ lâm truyền kỳ, vai Hùng sửa xe trong phim truyền hình Mùi ngò gai,...
Năm 2010 tại lễ trao giải lễ trao giải HTV Awards lần thứ 4, với hơn 10.000 phiếu bình chọn từ khán giả,Tấn Beo đã giành được giải "Nam diễn viên phụ phim truyền hình xuất sắc nhất" với vai anh người ở tên Quân trong bộ phim Tình án. Tháng 7 năm 2010, Tấn Beo lần đầu tiên được giao đảm nhiệm một vai chính trong bộ phim truyền hình dài 30 tập mang tên 30 ngày làm cha, phim do hãng phim tư nhân Lasta và đạo diễn Nguyễn Dương - người từng thành công với bộ phim Cổng mặt trời hợp tác sản xuất.
Sự nghiệp

Cải lương 

Phạm Công Cúc Hoa: vai Tấn Lực
Bàn thờ tổ
Truyền thuyết tình yêu
Một chuyện tình buồn

Hài kịch

Vì sao lên chùa / Lên chùa bán nhang: vai Tèo
Rồng vàng: vai anh chàng MC
Mơ làm ca sĩ: vai anh chàng người Tây Nguyên
Năm Nổ về làng: vai Năm Nổ
Cái bang thời đại: vai anh chàng ăn mày
Tình Lương Sơn Bá: vai Lương Sơn Bá
MC tranh tài: vai Trần Lẻo Lự
Thạch Sanh Lý Thông: vai Thạch Sanh
Chuyện tình nàng Thy: vai Phù Sai
Tứ đại mỹ nhân: vai đạo diễn phim
Thám tử nhà quê: vai thám tử "không không thấy"
Trộm bắt trộm: vai Út Cò
Nhặt của rơi: vai anh chàng lừa đảo
Hoa hậu hành tinh: vai Ngọc Hoàng
Kiếm tiền ăn Tết chơi: vai Tủn
Cướp tiệm vàng: vai anh chàng võ sĩ
Sui gia đại chiến: vai Đoàn
Chuyện Trạng: vai thái giám
Hổ beo tranh hùng: vai ông Beo
Gác kiếm: vai đại ca
Bảo vệ 24/24: anh chàng bảo vệ
Em nói anh đừng la: vai Beo
Kinh hoàng nhà trọ: vai anh chàng thuê phòng

Phim ảnh 

Bay vào cõi mộng: vai Tiến "sộp"
Nàng men chàng bóng: vai tía của Út Chót
Hello cô Ba: vai Châu Lợi Nhuận
Nhật ký Bạch Tuyết: vai Chú Lùn Quay phim
Võ lâm truyền kỳ: vai Đông / Đông Tà
Thí nghiệm 4 đêm tân hôn (phim ngắn): vai Đạo
Mùi ngò gai: vai Hùng
30 ngày làm cha: vai Hoàng Bách
Tình án: vai Quân
Tây Sơn hào kiệt: vai công tử Bàng Quang
Thiên sứ 99: vai thiên thần
Nhận xét
Nghệ sĩ ưu tú Trần Ngọc Giàu:
"Tấn Beo là một diễn viên biết cách chắt chiu tiếng cười có ý nghĩa, đem lại cho sân khấu kịch những mảng miếng mang giá trị giáo dục sâu sắc. Tấn Beo không dừng lại ở việc ăn sẵn cái duyên hài đã có mà biết khai thác để tạo nét riêng. Bằng chứng các vai diễn của Tấn Beo luôn làm sân khấu sôi động lên, dẫu đó chỉ là một đoạn lắng đọng và một động tác nhỏ"
Nghệ danh
Nghệ danh Tấn Beo được giải thích là khi sinh anh bị nhẹ ký, hay đau ốm và khó nuôi nên gia đình gọi là "Beo" với mong ước anh sẽ mạnh mẽ như thú rừng. Tuy nhiên cũng có thông tin cho rằng nghệ danh này là do cha anh và danh hài Thanh Việt đặt theo điệu cười của Tấn Beo.
Nguồn: wikipedia.org